Kĩ thuật chăn nuôi gà đẻ nhiều trứng cùng chuyên gia

Kĩ thuật chăn nuôi gà đẻ nhiều trứng cùng chuyên gia

Nhận thấy tiềm năng tiêu thụ lớn, không phụ thuộc vào thương lái như nuôi gà lấy thịt, nhiều hộ nông dân ở nước ta hiện nay đã mạnh dạng chuyển hướng sang chăn nuôi gà đẻ trứng. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập, bà con nông dân không nên chỉ chăn nuôi tự phát mà cần phải cập nhật các kiến thức khoa học để đạt năng suất cao nhất. 

Áp dụng đúng kỹ thuật khi nuôi gà đẻ trứng?

Từ xa xưa, chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung đã được xem là một trong những nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Với đặc điểm vốn ít, dễ chăm sóc, mỗi hộ gia đình nước ta đều có nuôi ít nhất vài con gà đẻ trứng. Phương thức nuôi lúc này chủ yếu là sử dụng các giống gà có sẵn tại địa phương, có khả năng tự kiếm thức ăn trong môi trường tự nhiên.

Tuy vậy vào những năm gần đây, khi nhu cầu thịt trứng tăng nhanh, nhiều hộ gia đình đã bắt tay thực hiện chăn nuôi gà lấy trứng theo hướng công nghiệp, quy mô  từ vài trăm lên đến hàng ngàn con gà.  Chính bởi quy mô chăn nuôi lớn, vốn đầu tư bỏ ra không hề nhỏ, do đó việc trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo chắc chắn hiệu quả chăn nuôi là điều vô cùng cần thiết.

Hướng dẫn chi tiết cách nuôi gà đẻ nhiều trứng giai đoạn gà con

Hiện nay ở Việt Nam, không quá khó để bà con lựa chọn được giống gà mục đích nuôi hướng trứng. Sau khi đã lựa chọn được giống gà đẻ trứng tùy theo nhu cầu, bà con sẽ bắt đầu giai đoạn thứ nhất trong quá trình nuôi gà, đó là chăm sóc gà con.

Yêu cầu chất lượng đối với gà giống 1 ngày tuổi

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, gà con giai đoạn này phải đạt các tiêu chuẩn về mặt hình thể như: lông bông, bụng thon nhẹ, rốn kín, mắt sáng nhanh nhẹn, chân cứng cáp không dị tật, mỏ khép kín. Đặc biệt về màu lông và trọng lượng, gà con phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn tùy theo giống.

Ví dụ đối với gà giống Hyline Brown khối lượng trung bình là 35-38g/con, đặc trưng lông con trống có màu nâu vàng, con mái màu lông trắng.

Kỹ thuật quây úm gà con

Sau khi nở, cần phải nhanh chóng đưa gà con vào chuồng úm. Để đảm bảo khả năng tập trung nhiệt lượng ổn định, bà con cần chuẩn bị chuồng úm bằng các tấm cót quây có chiều cao tối thiểu 50cm, đường kính mỗi quây 1.5-2m cho mỗi lứa 120-200 gà con. Quây úm cần đảm bảo nhiệt độ luôn được ổn định tùy theo tuần tuổi của gà con. Cụ thể như sau:

  • Tuần đầu tiên: 30-35oC
  • Tuần thứ hai: 29-31oC
  • Tuần thứ ba: 26-29oC
  • Tuần thứ 4: 22-25oC
  • Tuần thứ 5: 21-22oC
  • Tuần thứ 6: 18-21oC

Nếu quá trình úm gà rơi vào mùa nóng, bà con có thể bỏ quây úm khi gà được 14 ngày tuổi để gà được ăn tự do, chạy nhảy sẽ mau cứng cáp hơn. Bên cạnh nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng úm cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn gà con. Bà con cần nhớ duy trì độ ẩm trong khoảng 60-70% là tốt nhất.

Kỹ thuật cho gà con ăn và uống nước

Theo đánh giá của các chuyên gia, những con gà được cho ăn và uống càng sớm thì càng sinh trưởng tốt hơn gà được cho ăn uống muộn. Sau khi nở, bà con cần nhớ chỉ cho gà uống nước có pha 5-10% đường (hoặc pha theo tỷ lệ 1 lít nước 1 lạng đường). Sau đó mới cho gà con ăn thức ăn chuyên dùng cho gà úm (dùng khay hoặc rắc lên giấy lót để tránh rơi vãi thức ăn thừa trong quây).

Những ngày tiếp theo, bà con cũng phải tuân thủ nguyên tắc cho gà uống nước trước, khoảng 2 giờ sau mới cho gà ăn thức ăn. Mức độ tiêu thụ thức ăn nước uống sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, trọng lượng cơ thể và tình hình sức khỏe. Song song với đó, mỗi sự thay đổi bất thường liên quan lượng thức ăn nước uống đều là cơ sở đánh giá tình hình sức khỏe của gà.

Đối với nước uống cho giai đoạn gà con cần đảm bảo nguồn nước phải sạch. Bồn chứa và ống dẫn nước cần được vệ sinh thường xuyên và sát trùng định kỳ. Kích thước chụp đựng nước phải đảm bảo đủ đáp ứng tùy theo số lượng đàn gà ( Ví dụ đàn từ 50-100 con tốt nhất nên sử dụng chụp nhựa 3.5-4 lít). Vị trí đặt chụp phải bố trí sao cho gà con dễ tiếp cận và tránh bị máng ăn che khuất.

Đối với thức ăn, gà con cần được cho ăn nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên lượng ăn mỗi lần chỉ nên vừa đủ theo nhu cầu để đảm bảo gà luôn được ăn thức ăn mới, kích thích tính thèm ăn của gà con. Đây là vấn đề quan trọng bà con cần nhớ khi áp dụng cách nuôi gà đẻ nhiều trứng ngay từ giai đoạn đầu tiên này.

Hướng dẫn chi tiết cách nuôi gà đẻ nhiều trứng giai đoạn hậu bị

Sau khoảng 8-9 tuần kể từ khi gà nở, bà con sẽ tiến hành cân đo kiểm tra đàn gà và lựa ra số gà đạt chuẩn để chuyển qua giai đoạn hậu bị. Mục tiêu của giai đoạn này chính là đảm bảo cách nuôi gà đẻ nhiều trứng được diễn ra thuận lợi, gà tăng trưởng đồng đều và thành thục sinh dục tốt.

Yêu cầu chất lượng đối với gà hậu bị

Tiêu chuẩn chọn gà hậu bị đó là những con gà nhanh nhẹn, chân bóng và cứng cáp. Ngoài ra bà con có thể căn cứ vào giống để quan sát màu lông cũng như trọng lượng cơ thể gà xem đã đạt đúng chuẩn hay chưa.

Ví dụ đối với giống gà  Hyline Brown con trống lúc này có lông nâu vàng, gà mái lông trắng và nặng khoảng 770g/ con

Yêu cầu kỹ thuật đối với chuồng trại giai đoạn gà hậu bị

Khi được 9 tuần tuổi, lúc này gà đã có khả năng thích nghi với môi trường nhiệt độ và ánh sáng tự nhiên. Tuy vậy, chuồng gà giai đoạn này cần đảm bảo độ thông thoáng, luôn khô ráo sạch sẽ để loại bỏ mầm mống gây ra các bệnh thường gặp ở gà.

Trước khi cho lứa gà hậu bị vào, bà con nên chuẩn bị sẵn lớp đệm sinh học bằng trấu hoặc mùn cưa có trộn chế phẩm sinh học EMZEO do Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Đức Bình độc quyền phân phối.

Nếu chưa biết mua gà giống ở đâu

Liên hệ : Công ty cổ phần giống gia cầm Việt Cường

Điện thoại: 0389999343- 0393058787- 0972868418
Địa chỉ: thôn Châu Phong, xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội
Số tài Khoản: 3140211000288
Giám đốc: Nguyễn Hữu Nam – ĐT: 0389999343
Phó giám đốc: Đỗ Thị Hạnh – ĐT: 0393058787
kỹ sư: Nguyễn Nam VIệt – ĐT: 0972868418
Chúc quý khách chăn nuôi thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *